4 Lời Khuyên Cho Việc Sống Sót Trong Một Cuộc Phỏng Vấn Việc Làm Hà Nội

Nếu một người phỏng vấn muốn tìm hiểu về thông minh cảm xúc (EQ) của bạn, anh/ cô ấy có thể hỏi bạn một loạt các câu hỏi về những gì đã từng xảy ra trong quá khứ của bạn – được gọi là các câu hỏi hành vi. Ngoài ra, anh/ cô ấy còn có thể dành một phần thời gian đáng kể của cuộc phỏng vấn chỉ để hỏi bạn về chủ đề tương tự như thế. Cho dù bạn có thích hay không thì điều này cũng dần trở nên phổ biến hơn trong quá trình tìm việc làm Hà Nội ngày nay. Để giúp bạn chuẩn bị và xử lý các loại phỏng vấn như thế này, dưới đây là năm mẹo hữu ích dành cho bạn khi tìm việc làm Hà Nội:

Kinh nghiệm phỏng vấn việc làm. Ảnh independent.co.uk
  1. Chống tiêu cực với thái độ tích cực

Kiểm soát hành vi của bạn khi bắt đầu buổi phỏng vấn tìm việc làm với nhà tuyển dụng của mình dù bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra. Chẳng hạn như họ có thể lạnh lùng, mất tập trung, hoặc thường khó chịu trong buổi phỏng vấn. Và khi đó, bạn sẽ có cảm giác rằng người phỏng vấn đang trải qua một ngày tồi tệ. Khi được chào đón với sự tiêu cực như thế, hãy đặc biệt chú ý đến từng hành động của bản thân. Hãy chắc chắn không để lộ sự không hài lòng của mình đối với họ, mà thay vào đó là một thái độ tích cực và cởi mở. Đây là một chiến thuật hiệu quả để làm dịu đi cơn khó chịu của nhà tuyển dụng. Và tất nhiên, không một ai trong chúng ta mong muốn gặp phải tình huống này trong một cuộc phỏng vấn.

  1. Đừng ngại đặt câu hỏi

Bạn có thể được hỏi những câu hỏi khác nhau nếu cần thêm thông tin. Nếu bạn không hiểu rõ câu trả lời, hãy yêu cầu làm rõ nó. Bạn có thể kiểm tra để chắc chắn rằng bạn hiểu thông tin mà họ truyền tải cho bạn, vì bạn xứng đáng nhận được thông tin phù hợp để thực hiện hiệu quả công việc của mình.

  1. Tập trung trả lời câu hỏi

Người phỏng vấn có thể làm bạn phân tâm hoặc cố đánh lạc hướng bạn bằng cách gõ bàn hoặc gõ cây bút thật to, hoặc thậm chí yêu cầu bạn lặp lại nhiều lần. Vâng, điều này nghe giống như một cơn ác mộng! Tuy nhiên, hãy cố hết sức để tập trung và giải quyết triệt để các vấn đề đã được đề ra. Hơn nữa, hãy nhớ rằng, bạn có thể yêu cầu người phỏng vấn lặp lại câu hỏi nếu như bạn bị gián đoạn bởi một điều gì đó trong buổi phỏng vấn.

  1. Nhập vai

Khi phỏng vấn, bạn có thể được hỏi về cách bạn xử lý một tình huống khó khăn với nhân viên, khách hàng hoặc nhà cung cấp. Hãy nhớ rằng đây là một vai trong một bộ phim, vì vậy hãy hòa nhịp cùng nó để đem đến cái kết có hậu cho bản thân.

Chìa khóa trong những hình thức buổi phỏng vấn này là để xem xét và đánh giá cách làm việc và phong thái chuyên nghiệp của bạn trong một buổi họp.  Vì nhà tuyển dụng luôn quan niệm rằng điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi bạn có mong muốn thăng tiến trong sự nghiệp của chính mình.