Mortgage Là Gì? Đặc Điểm Và Phân Loại Mortgage

Mortgage có nghĩa tiếng Việt là thế chấp, thuật ngữ này khá phổ biến trong ngành tín dụng ngân hàng. Có thể hiểu rằng khi đi vay tín dụng, để đảm bảo bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì họ phải thế chấp tài sản nào đó có giá trị của mình cho bên kia. Vậy có những vấn đề nào cần chú ý khi thế chấp, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết Mortgage là gì dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

Mortgage là thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là thế chấp. Đây là hình thức thường áp dụng trong ngành tài chính ngân hàng, một bên sẽ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để thể thực hiện nghĩa vụ dân sự và không giao tài sản này cho bên nhận thế chấp.

Hình thức này được Nhà nước quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015, theo đó, thế chấp là một trong 9 hình thức để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Và trong đó cũng quy định bên thế chấp vẫn sẽ là người giữ tài sản thế chấp đó hoặc có thể thỏa thuận để giao tài sản cho một bên thứ ba nào đó giữ.

  • Đặc điểm của hình thức Mortgage

Nắm rõ các đặc điểm này, bạn sẽ dễ dàng phân biệt được thế chấp với các hình thức tương tự khác:

Thứ nhất, thế chấp không có sự chuyển giao trạng thái tài sản, hay nói cách khác, tài sản thế chấp không được chuyển giao trực tiếp mà thay vào đó, bên thế chấp chỉ chuyển giao cho ngân hàng giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó. Và đến khi nào thủ tục chuyển giao giấy tờ này hoàn tất, bên thế chấp mới không được quyền sử dụng tài sản đó nữa.

Thứ hai, tài sản được dùng để thế chấp thường là bất động sản như nhà đất, xe cộ, hàng hóa luân chuyển,… có thể là tài sản hiện sở hữu hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Các loại tài sản đang được sử dụng để cho thuê, cho mượn vẫn có thể thế chấp.

Thứ ba, các bên có thể thỏa thuận để quyết định thế chấp toàn bộ hay chỉ một phần tài sản: Nếu thế chấp toàn bộ tài sản thì những vật phụ (nếu có) thuộc tài sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Nếu thế chấp một phần tài sản thì vật phụ (nếu có) thuộc phần tài sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Nếu tài sản đem đi thế chấp đã được bảo hiểm, khi đó các bên cần liên hệ với bên bảo hiểm biết để họ không nhầm lẫn khi tài sản xảy ra vấn đề. 

  • Phân loại thế chấp

Tùy theo những khía cạnh khác nhau như nội dung, số lần thế chấp hay tính chất tài sản mà ta có thể phân chia thành các loại như sau:

  • Căn cứ theo nội dung thế chấp

Thế chấp pháp lý: Khi thế chấp theo hình thức này, người vay chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận thế chấp và bên nhận này có quyền quyết định, có thể bán hoặc cho thuê tài sản đó mà không cần thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan tới việc tố tụng. Tuy nhiên có một điểm hạn chế là loại thế chấp này tốn kém nhiều chi phí.

Thế chấp công bằng: Khi thế chấp theo hình thức này, bên nhận thế chấp nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản của bên thế chấp nhưng không có quyền quyết định hay sử dụng đối với tài sản đó mà phải thỏa thuận với bên thế chấp.

  • Căn cứ trên số lần thế chấp

Thế chấp lần thứ nhất: Với hình thức này, tài sản đem thế chấp được dùng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho món nợ thứ nhất hoặc khoản vay đầu tiên.

Thế chấp thứ hai: Nghĩa là bên thế chấp sẽ dùng tiếp phần giá trị còn lại hay giá trị chênh lệch của tài sản đem đi thế chấp cho khoản vay đầu tiên để đảm bảo cho khoản vay nợ thứ 2, 3,….

  • Căn cứ vào tính chất tài sản

Thế chấp toàn bộ: Nghĩa là toàn bộ tải sản bao gồm cả phần phụ đều dùng để thế chấp.

Thế chấp một phần: Nghĩa là người thế chấp chỉ dùng một phần tài sản của mình để thế chấp.

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn các kiến thức về Mortgage là gì? cũng như các đặc điểm nhận dạng và phân loạiMortgage. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn, đặc biệt giúp bạn am hiểu hơn khi đi vay và thế chấp.