Bạn nên xin nghỉ việc nếu có những dấu hiệu dưới đây

“Khi nào nên nghỉ việc?” Là câu hỏi quen thuộc của nhiều người khi công việc đang làm không khiến bạn cảm thấy hài lòng. Mặc dù ai cũng mong muốn được gắn bó lâu dài với công việc của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự gắn bó cũng là điều đúng đắn. Có những trường hợp, xin nghỉ việc sẽ là lựa chọn đúng đắn nhất mà bạn nên dành cho bản thân. Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên suy nghĩ đến việc nộp một lá đơn xin thôi việc cho cấp trên của mình.

Chán nản với công việc hiện tại

Sẽ có nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán nản và không muốn làm việc. Tuy nhiên, nếu tâm lý chán nản diễn ra lâu hơn một tuần có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang phải làm một công việc không như mong muốn. Bạn đã không còn muốn cố gắng vì công việc này mà chỉ muốn thời gian trôi thật nhanh để kết thúc một ngày làm việc. Nếu bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi với công việc hiện tại, hãy mạnh dạn suy nghĩ đến việc xin nghỉ để tìm kiếm một công việc mới giúp bạn tìm lại được niềm đam mê, động lực làm việc của mình.

Công việc không giúp bạn phát triển trong một thời gian nào

“Khi nào nên nghỉ việc?” Câu hỏi này sẽ có được câu trả lời nếu bạn gặp phải trường hợp cố gắng làm một công việc trong thời gian dài nhưng nó không giúp bạn phát triển hơn. Một công việc lý tưởng là công việc có thể giúp bạn học hỏi thêm được nhiều cái mới, đồng thời giúp bạn tìm thấy được những giá trị, năng lực vốn có của mình. Các nhà lãnh đạo đã chỉ ra rằng, bạn nên tìm một công việc mới nếu trong vòng 6 tháng trở lại đây, công việc mà bạn đang theo đuổi không mang đến cho bạn một kiến thức, kinh nghiệm nào.

Tài chính vẫn là mối lo hàng đầu của bạn

Đi làm là cách mà bạn lựa chọn để giải quyết vấn đề tài chính cho bản thân. Thế nhưng, công việc đó lại không giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Mặc dù bạn không phải là người tiêu xài hoang phí thì đồng nghĩa rằng mức lương thưởng không giúp bạn trang trải đủ mức chi phí sinh hoạt của mình. Nếu bạn cảm thấy mình có những đóng góp xứng đáng với một mức lương tốt hơn thì hãy đề cập với cấp trên, ban lãnh đạo của mình. Trong trường hợp đề xuất của bạn không được chấp thuận thì hãy nghĩ đến việc tìm kiếm một công việc tốt hơn nhé.

Bạn bị đẩy ra khỏi công việc của công ty

Có lúc nào bạn cảm thấy mình là người dư thừa trong công việc. Bạn luôn là người cuối cùng biết được những thông tin liên quan đến các dự án, công việc mới của công ty. Bạn chỉ là người được giao xử lý những công việc không liên quan đến chuyên môn hay những công việc văn phòng… Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, có lẽ bạn đã không còn là nhân viên được cấp trên, lãnh đạo tin tưởng. Lúc này, bạn nên tìm kiếm cho mình một hướng đi mới trước khi bị cho nghỉ việc mà không hề được báo trước.

Công việc luôn khiến bạn cảm thấy áy náy, cắn rứt

Có những công việc mà mục tiêu, cách thực hiện đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội hay gây hại đến con người, môi trường xung quanh. Và bạn là một trong những nhân tố của công ty đó. Nếu bạn luôn cảm thấy áy náy, cắn rứt từ khi bắt đầu nhận việc vì những hành động, hướng đi của công ty thì hãy mạnh dạn kết thúc công việc này. Bởi vì ngoài yếu tố cắn rứt lương tâm, luôn khiến bạn cảm thấy tội lỗi, tâm lý cũng vì thế mà chịu áp lực. Lâu dần, khi công việc trở thành thói quen, bạn sẽ khó để nhận ra cũng như thay đổi.

Sức khỏe không còn đáp ứng được với yêu cầu của công việc

Công việc mà bạn đang làm đòi hỏi phải có một sức khỏe tốt. Thế nhưng bạn lại không còn đủ sức để đáp ứng được những yêu cầu đó. Nghỉ việc để tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn sẽ là lựa chọn đúng đắn lúc này. Vì nếu tiếp tục cố gắng, tình hình sức khỏe của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bạn có một người sếp tệ

Chiếm hơn một nửa lý do nghỉ việc có nguyên nhân bắt đầu từ cấp trên của họ. Và nếu bạn cũng nằm trong trường hợp này thì có lẽ nghỉ việc sẽ là chuyện nên làm. Một người sếp với tính tình khó chịu, thường xuyên soi mói nhân viên, ích kỷ, hẹp hòi,… sẽ chỉ khiến bạn luôn luôn cảm thấy áp lực, lo sợ,… Điều này kéo dài không những khiến công việc sa sút mà sức khỏe cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Nghỉ việc có thể là lựa chọn không được khuyến khích. Thế nhưng, với một số trường hợp, đó lại là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Nếu bạn đang gặp phải một trong số những dấu hiệu được kể trên thì có lẽ bạn nên kết thúc công việc hiện tại để tìm kiếm một khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải quyết được câu hỏi “Khi nào nên nghỉ việc?”.

Làm thế nào khi không biết mình thích nghề gì?

Việc xác định bản thân muốn gì, đam mê với nghề gì là điều mà không phải ai cũng biết. Có nhiều bạn là học sinh cuối cấp nhưng vẫn băn khoăn không biết bản thân sẽ theo đuổi ngành nghề nào? Cũng có những bạn đã là sinh viên các trường đại học, nhưng vẫn luôn mông lung về nghề nghiệp mà mình đang học đã thực sự phù hợp hay chưa? Và có nhiều bạn đã ra trường, đi làm nhưng vì không xác định được nghề nghiệp yêu thích nên cũng chỉ làm được “dăm bữa nửa tháng” lại thôi việc vì chán nản.

Vậy phải làm thế nào khi không biết mình thích nghề gì? Đó sẽ là cả một quá trình tìm kiếm và xác định từ bạn. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để có được hướng đi đúng đắn nhất.

Bạn đã biết đến “Cây nghề nghiệp”?

Trên đây là hình ảnh “cây nghề nghiệp” mà bạn nên tìm hiểu, khám phá trước khi đi tìm nghề nghiệp thực sự mà mình yêu thích.

Ở hình ảnh này, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng, đó là một cây tươi tốt và sai quả. Chắc hẳn ai cũng muốn có được điều này. Với “cây nghề nghiệp”, mỗi quả ở đây sẽ tương ứng với những điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn về công việc của mình, đó là lương cao, cơ hội việc làm, được nhiều người tôn trọng, môi trường làm việc tốt và công việc ổn định.

Tuy nhiên, không thể tự nhiên mà bạn có được điều này. Một cái cây tươi tốt phải được nuôi dưỡng từ một bộ rễ khỏe mạnh. Và cây nghề nghiệp cũng vậy, nó phải được phát triển từ bộ rễ là sở thích, khả năng, giá trị nghề nghiệp và cá tính. Bạn phải chăm bón thật tốt bộ rễ này để có được cái cây như ý.

Vậy thay vì hỏi phải làm thế nào khi không biết mình thích nghề gì thì bạn hãy đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây.

  1. Mình có sở thích là gì?

Xác định được sở thích của bản thân sẽ giúp bạn có được năng lượng làm việc tối đa. Khi được làm việc đúng sở thích, bạn có thể làm liên tục cả ngày mà không biết mệt mỏi hay chán nản. Từ đó mà bộc lộ những cá tính riêng của bản thân.

Có 2 cách để bạn có thể tự xác định được sở thích của mình, đó là:

– Cách 1: Hãy dành thời gian để liệt kê hết tất cả các hoạt động, chương trình là bạn đã từng tham gia từ trước đến nay, hoặc ít nhất là từ cấp 3. Sau đó đánh giá xem hoạt động, chương trình nào mà bạn cảm thấy thích thú và muốn được tham gia một lần nữa, cũng như hoạt động nào mà bạn cảm thấy bị gò bó, không thích. Sau đó xác định tại sao mình lại thích cũng như không thích. Vì lý do nào? Con người? Sự vật hay Sự việc? Dựa vào những dữ liệu đó, có thể phần nào giúp bạn xác định được mình thích gì.

– Cách 2: Thực hiện các bài test hiện nay về tính cách, đam mê, sở thích của bản thân. Với cách này mang đến cho bạn kết quả nhanh hơn, nhưng cũng mang tính chủ quan hơn so với cách 1.

  • Mình có thể làm được gì?

Câu hỏi này nhằm nói đến những kỹ năng mà bạn có, cần có để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Sau khi xác định được sở thích của bản thân, bạn hãy tìm hiểu xem với công việc đó, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu những kỹ năng nào và thực hiện đối chiếu với bản thân xem mình đáp ứng được những điều gì. Hãy cố gắng tham khảo càng nhiều yêu cầu khác nhau để xác định được hết những kỹ năng mà bạn có thể làm được.

Kỹ năng một phần là do thiên bẩm nhưng chiếm phần lớn hơn chính là do sự rèn luyện, trau dồi của bản thân. Chính vì thế mà nếu bạn cảm thấy mình yếu ở điểm nào có thể bắt tay ngay từ lúc này để rèn luyện thêm về kỹ năng đó.

  • Giá trị nghề nghiệp của mình là gì?

Xác định được giá trị nghề nghiệp, tức là tìm kiếm mục đích mà bạn đi làm là gì? Có người đi làm vì muốn thoát nghèo, tức có tiền là có tất cả. Nhưng cũng có người đi làm vì gia đình, vì muốn có thể nâng cao mức sống, giúp những người thân yêu có một cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Và cũng có những người đi làm vì mong muốn đóng góp sức lực cho xã hội, cho môi trường,…

Xác định được điểm này sẽ giúp bạn có thêm động lực, niềm vui đi làm mỗi ngày. Và từ đó phấn đấu, cống hiến hết mình cho công việc.

Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn đã phần nào xác định được mục tiêu, hướng đi mà mình muốn đến. Và như thế, chắc chắn câu hỏi không biết mình thích nghề gì đã có được câu trả lời phù hợp. Chúc bạn sớm tìm ra được công việc mà mình yêu thích.

Những bí quyết giúp bạn có được cách giao tiếp tốt nhất

Giao tiếp là chìa khóa quan trọng cả trong công việc lẫn cuộc sống của bạn. Khi bạn có được kỹ năng giao tiếp tốt, thành công là điều dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng đều có khả năng giao tiếp. Mà cần phải trải qua một quá trình rèn luyện và học hỏi. Nếu bạn vẫn chưa tự tin với khả năng giao tiếp của mình, hãy tham khảo những bí quyết dưới đây, chắc hẳn sẽ giúp bạn có được cách giao tiếp tốt nhất.

  • Cố gắng nói với một tông giọng rõ ràng và quyết đoán

Khi nói chuyện với một giọng điệu rụt rè, lí nhí, nó sẽ khiến người khác cảm thấy bạn là một người thiếu tự tin. Và tất nhiên, không ai muốn trao đổi hay làm việc với một người như vậy. Hãy cố gắng luyện tập để có một chất giọng rõ ràng, dứt khoát. Và cố gắng khắc phục những nhược điểm trong giọng nói của mình. Nếu bạn là người nói chậm, hãy tập nói nhanh, dứt khoát hơn. Và ngược lại, nếu là người nói nhanh, hãy tập nói với nhịp điệu vừa phải để người đối diện có thể dễ dàng nghe được.

  • Sử dụng linh hoạt ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng như lời nói của bạn. Cho nên, hãy sử dụng linh hoạt ngôn ngữ cơ thể của mình. Trong quá trình giao lưu, trò chuyện, bạn có thể sử dụng những cử chỉ của đôi tay nhằm làm sinh động hơn cho lời nói. Ngôn ngữ cử chỉ phản chiếu cũng là cách giao tiếp tốt mà bạn nên sử dụng. Việc thực hiện hành động tương tự với hành động của đối phương sẽ giúp kéo gần khoảng cách, tạo nên mối liên hệ thân mật hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng một cách khéo léo và tế nhị, tránh tạo nên cảm giác trêu chọc cho người đối diện.

  • Đừng bỏ qua ánh mắt trong giao tiếp

Sử dụng ánh mắt khi giao tiếp sẽ tạo nên hiệu ứng đặc biệt đấy nhé. Thường xuyên liên lạc bằng ánh mắt cũng là cách kéo gần khoảng cách. Đồng thời, từ ánh mắt bạn có thể biết được đối phương có thực sự thoải mái khi giao tiếp hay đang tức giận, mệt mỏi,…

  • Kéo gần khoảng cách

Một điều bạn cần phải biết chính là khi khoảng cách nói chuyện giữa hai người càng được kéo gần thì sự thân mật sẽ càng được tăng cao. Với khoảng cách ngắn, bạn có thể dễ dàng có được thiện cảm và từ đó nâng cao hiệu quả giao tiếp.

  • Nhớ tên người đối diện

Khi gọi đích danh một người, bạn sẽ nhanh chóng lấy được thiện cảm từ người đó. Cho nên, khi giao tiếp với đối tác, cấp trên hay đồng nghiệp mới, bạn hãy nhanh chóng ghi nhớ tên gọi của họ và nêu tên cụ thể cho những lần giao tiếp tiếp theo nhé.

  • Hỏi lại nếu bạn chưa nắm rõ thông tin

Việc hỏi lại những điều chưa rõ sẽ giúp bạn nắm bắt được câu chuyện được tốt hơn, từ đó có thể tương tác với mọi người được chính xác và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên tập trung vào cuộc nói chuyện, tránh phải hỏi lại quá nhiều sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn không thực sự tập trung vào câu chuyện đang diễn ra.

  • Tránh ậm ừ

Thêm những từ dư thừa như à, ờ,… sẽ khiến câu nói của bạn không mạch lạc và cũng gây cảm giác khó chịu cho người nghe. Bạn có thể suy nghĩ một vài giây trước khi trả lời, tuy nhiên, hãy cố gắng diễn tả câu nói thật mạch lạc và suông sẻ.

  • Không nói vòng vo

Đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề mà mọi người đang trao đổi, đừng nói chuyện vòng vo, đi lạc chủ đề ban đầu. Điều này cho thấy sự hiểu biết, tự tin của bạn, đồng thời không làm mất thời gian của mọi người.

  • Luôn thể hiện sự vui vẻ, nhiệt tình của mình

Một nụ cười tươi cùng cách nói chuyện vui vẻ, nhiệt tình sẽ giúp bạn nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người đấy nhé. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần một nụ cười thân thiện là bạn đã xóa nhòa mọi khoảng cách trước đó. Cho nên, việc nở một nụ cười tươi tắn với mọi người đã là cách giao tiếp tốt nhất.

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những bí quyết để có thể giao tiếp dễ dàng, nhanh chóng với mọi người. Để nâng cao khả năng giao tiếp không phải là điều gì quá khó khăn, chỉ cần bạn cố gắng rèn luyện mỗi ngày thì “không gì là không thể”. Hy vọng bài viết này có ích đối với bạn.