Mortgage Là Gì? Đặc Điểm Và Phân Loại Mortgage

Mortgage có nghĩa tiếng Việt là thế chấp, thuật ngữ này khá phổ biến trong ngành tín dụng ngân hàng. Có thể hiểu rằng khi đi vay tín dụng, để đảm bảo bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì họ phải thế chấp tài sản nào đó có giá trị của mình cho bên kia. Vậy có những vấn đề nào cần chú ý khi thế chấp, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết Mortgage là gì dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

Mortgage là thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là thế chấp. Đây là hình thức thường áp dụng trong ngành tài chính ngân hàng, một bên sẽ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để thể thực hiện nghĩa vụ dân sự và không giao tài sản này cho bên nhận thế chấp.

Hình thức này được Nhà nước quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015, theo đó, thế chấp là một trong 9 hình thức để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Và trong đó cũng quy định bên thế chấp vẫn sẽ là người giữ tài sản thế chấp đó hoặc có thể thỏa thuận để giao tài sản cho một bên thứ ba nào đó giữ.

  • Đặc điểm của hình thức Mortgage

Nắm rõ các đặc điểm này, bạn sẽ dễ dàng phân biệt được thế chấp với các hình thức tương tự khác:

Thứ nhất, thế chấp không có sự chuyển giao trạng thái tài sản, hay nói cách khác, tài sản thế chấp không được chuyển giao trực tiếp mà thay vào đó, bên thế chấp chỉ chuyển giao cho ngân hàng giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó. Và đến khi nào thủ tục chuyển giao giấy tờ này hoàn tất, bên thế chấp mới không được quyền sử dụng tài sản đó nữa.

Thứ hai, tài sản được dùng để thế chấp thường là bất động sản như nhà đất, xe cộ, hàng hóa luân chuyển,… có thể là tài sản hiện sở hữu hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Các loại tài sản đang được sử dụng để cho thuê, cho mượn vẫn có thể thế chấp.

Thứ ba, các bên có thể thỏa thuận để quyết định thế chấp toàn bộ hay chỉ một phần tài sản: Nếu thế chấp toàn bộ tài sản thì những vật phụ (nếu có) thuộc tài sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Nếu thế chấp một phần tài sản thì vật phụ (nếu có) thuộc phần tài sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Nếu tài sản đem đi thế chấp đã được bảo hiểm, khi đó các bên cần liên hệ với bên bảo hiểm biết để họ không nhầm lẫn khi tài sản xảy ra vấn đề. 

  • Phân loại thế chấp

Tùy theo những khía cạnh khác nhau như nội dung, số lần thế chấp hay tính chất tài sản mà ta có thể phân chia thành các loại như sau:

  • Căn cứ theo nội dung thế chấp

Thế chấp pháp lý: Khi thế chấp theo hình thức này, người vay chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận thế chấp và bên nhận này có quyền quyết định, có thể bán hoặc cho thuê tài sản đó mà không cần thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan tới việc tố tụng. Tuy nhiên có một điểm hạn chế là loại thế chấp này tốn kém nhiều chi phí.

Thế chấp công bằng: Khi thế chấp theo hình thức này, bên nhận thế chấp nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản của bên thế chấp nhưng không có quyền quyết định hay sử dụng đối với tài sản đó mà phải thỏa thuận với bên thế chấp.

  • Căn cứ trên số lần thế chấp

Thế chấp lần thứ nhất: Với hình thức này, tài sản đem thế chấp được dùng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho món nợ thứ nhất hoặc khoản vay đầu tiên.

Thế chấp thứ hai: Nghĩa là bên thế chấp sẽ dùng tiếp phần giá trị còn lại hay giá trị chênh lệch của tài sản đem đi thế chấp cho khoản vay đầu tiên để đảm bảo cho khoản vay nợ thứ 2, 3,….

  • Căn cứ vào tính chất tài sản

Thế chấp toàn bộ: Nghĩa là toàn bộ tải sản bao gồm cả phần phụ đều dùng để thế chấp.

Thế chấp một phần: Nghĩa là người thế chấp chỉ dùng một phần tài sản của mình để thế chấp.

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn các kiến thức về Mortgage là gì? cũng như các đặc điểm nhận dạng và phân loạiMortgage. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn, đặc biệt giúp bạn am hiểu hơn khi đi vay và thế chấp.

CTV Bán Hàng Là Gì? Một Số Kỹ Năng Cần Của CTV Bán Hàng

Hiện nay có rất nhiều công ty đăng tin tuyển dụng cộng tác viên bán hàng và một vài người vẫn còn nhầm lẫn cho rằng chỉ là nghề tay trái. Vậy bài viết sau sẽ cho bạn hiểu rõ bản chất của CTV bán hàng là gì, một số kỹ năng mà CTV bán hàng cần có để nâng cao chất lượng công việc, ưu và nhược điểm khi trở thành CTV bán hàng.

  1. Khái niệm

CTV bán hàng là làm công việc giúp đẩy nhanh quá trình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ. Hợp tác với đơn vị hay tổ chức của công ty, shop bán hàng thời trang, giày dép về cải thiện số lượng sản phẩm bán ra hoặc giới thiệu, cung cấp thông tin đến khách hàng phụ thuộc vào mục đích yêu cầu thỏa thuận trước.

Đặc điểm: Công việc CTV bán hàng thường không yêu cầu cao về trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ vì công việc này thu nhập được tính chủ yếu dựa vào doanh số bán ra và không yêu cầu vốn. Ngoài ra, để bắt đầu công việc CTV và nhà tuyển dụng thường thỏa thuận về quyền lợi trước khi làm việc.

  • Một số kỹ năng cần có của CTV bán hàng

Kiến thức cơ bản: là điều tất yếu cần đáp ứng, am hiểu về lĩnh vực mà bản thân làm CTV bán hàng về sản phẩm như thế nào và vận dụng sao cho đem lại hiệu quả trong công việc. Tìm hiểu thêm về các trang mạng xã hội bán hàng online để dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận khách hàng hơn.

Kỹ năng tư vấn khách hàng: giao tiếp thành thạo với khách hàng, trả lời sao cho thu hút để dễ dành được niềm tin tưởng khách hàng quyết định dùng sản phẩm, luôn trong tư thế sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc với thái độ hòa nhã kể cả khi họ không mua hàng lần này nhưng có thể mua vào lần sau.

Kỹ năng cung cấp thông tin: đưa thông tin lên các trang mạng để khách hàng dễ nhận thấy và biết đến sản phẩm nêu được đặc điểm nổi bật và lý do nên mua hàng.

Kỹ năng xử lý tình huống: Trong lúc làm việc không thể tránh khỏi gặp các trường hợp khó xử khi có phản hồi không tốt mà khách hàng gặp phải khi sử dụng sản phẩm hoặc gặp các khách hàng có biểu hiện không hợp tác cần phải luôn bình tĩnh để giải quyết. Tìm cách giải quyết vừa giữ được khách hàng mà còn không mất đi hình ảnh sản phẩm, tìm ra lỗi đến từ đâu nếu ở mình nên xin lỗi khách hàng đủ lòng thành và kèm theo sự cải thiện cho lần sau.

Kinh nghiệm làm việc: là yếu tố quan trọng để bạn đưa ra sản phẩm phù hợp với khách hàng. Nếu còn mới nên cố gắng học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ người đi trước để hoàn thiện bản thân làm việc hiệu quả nhất.

  • Ưu nhược điểm của CTV bán hàng

Lợi ích khi trở thành CTV bán hàng: Thu nhập được cải thiện có thể làm song song hai công việc tăng thu nhập hàng tháng giảm mối lo về tài chính chi phí sinh hoạt. Trau dồi kỹ năng và tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc có cơ hội trở thành nhân viên chính thức nếu cố gắng học hỏi, tăng kỹ năng và kinh nghiệm, giúp ích nhiều cho công việc hiện tại hay sau này của bạn. Gia tăng cơ hội nhận được việc làm tốt cho tương lai. Nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của chính mình để cải thiện, cố gắng nhiều hơn tăng lượng khách hàng tin tưởng, dễ dàng chấp nhận mua và dùng sản phẩm.

Hạn chế khi trở thành CTV bán hàng: Không đủ thời gian rảnh để đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng, quá nhiều việc cần làm nên không đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Không nhận được quyền lợi, chế độ lương thưởng như nhân viên chính thức. Nhận được mức lương thấp nếu sản phẩm bán ra không đủ doanh thu. Dễ gặp phải các đối tượng lừa đảo, đa cấp bán sản phẩm kém chất lượng và yêu cầu bỏ vốn cao và bị tồn hàng quá nhiều.

Công việc CTV bán hàng đang rất hot và thu hút được rất nhiều bạn trẻ bước vào nghề nhờ cách thức hoạt động và không yêu cầu bỏ vốn. Tuy nhiên cũng dễ gặp trường hợp kẻ gian lợi dụng lừa đảo. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu CTV bán hàng là gì và một số kỹ năng cần để trở thành một CTV bán hàng.

Neural Network Là Gì? Và Một Số Kiến Thức Liên Quan

Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay. Con người được tiếp cận với những kiên thức mới, thông tin đa dạng từ internet. Tuy nhiên vẫn còn một số khái niệm khá xa lạ với chúng ta, trong đó có Neural network. Vậy thực chất Neural Network là gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé!

  1. Khái niệm

Neural Network hay được biết với tên viết tắt là NN, có nghĩa là Mạng nơ-ron nhân tạo, đây là một mô hình phức tạp thể hiện sự liên kết giữa các dữ liệu được lấy ý tưởng từ cách thức hoạt động của não bộ trong hệ thần kinh của con người.

Hoặc có thể hiểu Neural Network là một hệ thống của các tế bào thần kinh nhân tạo, được mô phỏng giống như bộ não con người, hoạt động hay xử lý thông tin dựa trên các tri thức được lưu trữ lại trong bộ nhớ và theo hệ thần kinh của con người.

  • Ứng dụng của Neural Network

Mạng nơ–ron nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ khoa học đến kinh tế – xã hội, như điện, điện tử, tài chính, ngân hàng, dự báo thời tiết, nghiên cứu thị trường, dự đoán giá cổ phiếu,…

Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng: Neural network giúp ngân hàng xem xét các thông tin đầu vào của khách hàng như tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập,… từ đó đưa ra các đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng. Qua quá trình xử lý các Input, Neural network sẽ cho ra dữ liệu Output là kết quả Yes (cho vay hoặc No (yêu cầu không được thông qua).

Trong lĩnh vực chứng khoán: Bởi vì chịu tác động của nhiều yếu tố nên sàn giao dịch chứng khoán khó theo dõi và thường xuyên biến động. Do đó, mạng nơ-ron nhân tạo đã được ứng dụng để kiểm tra nhiều yếu tố và dự đoán giá hàng ngày, giúp các nhà môi giới chứng khoán theo dõi dễ dàng hơn.

Và một số ứng dụng khác của Neural network như điều khiển thiết bị điện tử bằng giọng nói, nhận dạng và chuyển đổi chữ viết tay thành các ký tự kỹ thuật số mà máy có thể xử lý, chuyển đổi dạng hình phẳng thành các mô hình 3D, dịch ngôn ngữ,…

  • Kiến trúc mạng Neural Network

Tầng Inputs: Vị trí của tầng input là nằm bên trái của sơ đồ mạng, mỗi 1 Inputs sẽ tương ứng với một đầu vào của mạng.

Tầng Output: Vị trí của tầng này là nằm bên phải ngoài cùng của sơ đồ mạng, mỗi một output tượng trưng cho một đầu ra hay kết quả của mạng dữ liệu. Khi xuất hiện output nghĩa là vấn đề cần giải quyết đã được Neural Network xử lý để cho ra giải pháp.

Tầng hidden layer (tầng ẩn): Tầng này là tầng trung gian giữa tầng Input và tầng Output, nó thể hiện quá trình suy luận logic của mạng. Tầng này nhận thông tin từ tầng liền kề trước nó, sau đó xử lý rồi chuyển thông tin đã được xử lý đến tầng sau nó. Một mạng NN có thể có nhiều hidden layer.

  • Các hình dạng của mạng

Dựa vào cách thức liên kết giữa các đơn vị, mạng Neural Network được chia thành hai loại đó là mạng truyền thẳng và mạng hồi quy:

Mạng truyền thẳng: Với loại mạng này, dòng dữ liệu từ lúc vào đến lúc ra chỉ được truyền thẳng. Việc xử lý dữ liệu có thể phân chia rộng ra nhiều lớp, nhưng không có các liên kết phản hồi, nghĩa là, không được phép liên kết dữ liệu các đơn vị đầu ra tới các đơn vị đầu vào trong cùng một lớp.

Mạng hồi quy: Khác với mạng truyền thẳng, mạng hồi quy chứa các liên kết ngược. Trong quá trình xử lý thông tin, các đơn vị có thể tăng hoặc giảm số đơn vị và thay đổi các liên kết để đạt đến một trạng thái ổn định nào đó.

Có thể thấy, trong thời đại công nghệ như hiện nay, mạng Neural Network đã trở thành một yếu tố quan trọng và không thể thiếu của mỗi người. Bài viết Neural Network là gì cùng một số ứng dụng trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mạng nơ ron nhân tạo, từ đó có thể ứng dụng và sử dụng chúng dễ dàng hơn cho cuộc sống. Chúc các bạn thành công!

Quy Mô Sản Xuất Là Gì? Lợi Ích Của Sản Xuất Quy Mô Lớn

Đối với hệ thống sản xuất của doanh nghiệp phải cân nhắc khi lựa chọn quy mô sản xuất sao cho phù hợp với độ lớn của doanh nghiệp. Có thể bạn vẫn chưa hiểu rõ về quy mô sản xuất. Vậy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới quy mô sản xuất là gì, phân loại, một số ảnh hưởng đến lựa chọn quy mô sản xuất và những lợi ích đem lại khi có sản xuất quy mô lớn.

  1. Khái niệm

Quy mô sản xuất được quy định liên kết chặt chẽ với quy mô nhà máy sản xuất, số lượng máy móc được lắp đặt và kỹ thuật công nghệ được người sản xuất áp dụng vào quá trình sản xuất. Quy mô sản xuất thể hiện các vấn đề liên quan như số lượng sản phẩm được sản xuất và những kỹ thuật sản xuất nào được sử dụng. Ngoài ra, đối với công ty sản xuất có quy mô lớn được hiểu là công ty này có lượng vốn lớn và lượng máy hay kỹ thuật đều được áp dụng số lượng lớn.

  • Phân loại quy mô sản xuất

Quy mô sản xuất được chia thành 4 loại theo quy mô khác nhau và thứ tự tăng dần như sau:

Sản xuất một lần: Cần đầu tư nhiều hơn về thời gian và cả nguồn lực để sản xuất ra một sản phẩm khá chậm. Sản phẩm được sản xuất ở đây thường sử dụng máy móc có quy mô nhỏ hay dùng tay theo kiểu truyền thống. Đặc biệt, phương pháp này có ưu điểm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng khi cần điều chỉnh thiết kế sản phẩm.

Sản xuất theo lô: Là khi sản xuất ra một số lượng nhất định các sản phẩm giống nhau sửa dụng máy ở quy mô lớn hơn và dùng khuôn có sẵn để chắc chắn dây chuyển sản xuất lặp lại như nhau. Phương pháp này có ưu điểm dễ dàng điều chỉnh lô sản xuất theo yêu cầu khách hàng và giảm số lượng lao động.

Sản xuất hàng loạt: Tạo ra số lượng lớn sản phẩm giống nhau qua từng công đoạn gia công khác nhau cùng một dây chuyển sản xuất để hoàn thành, có mức độ tự động hóa cao. Phương pháp này thiếu sự linh hoạt trong việc điều chỉnh thiết kế và cần chi phí cao cho việc thiết lập lại.

Sản xuất liên tục: Là số lượng sản phẩm được sản xuất luôn tối đa, đáp ứng nhu cầu mức cao nhất và tự động hóa toàn bộ. Dây chuyển sản xuất hoạt động với công suất cao cả ngày và cần số lượng lao động thấp bởi sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn nhất định. Phương pháp này có chi phí cao, rất khó điều chỉnh thiết kế vì nếu ngừng hoạt động ảnh hưởng lớn đến năng suất dây chuyển sản xuất dẫn đến giảm lợi nhuận công ty.

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn quy mô sản xuất

Một số các nhân tố sau có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quy mô sản xuất tại một doanh nghiệp:

Khả năng mở rộng sản xuất và mức độ phát triển của doanh nghiệp.

Năng lực quản lý của hội đồng quản trị.

Khả năng đáp ứng nhu cầu về tài chính trong kinh doanh.

Nhận biết tầm cạnh tranh và dự báo về thị trường, môi trường kinh doanh.

Chức năng và nhu cầu, nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp.

  • Lợi ích của sản xuất quy mô lớn

Quy mô sản xuất lớn giúp tiếm kiệm chi phí sản xuất được lượng đáng kể, nguyên liệu mua với giá thấp, dùng phần lớn máy móc sản xuất nên sản phẩm bán ra giá rẻ hơn. Lượng lao động phân bổ thấp vẫn đảm bảo sản lượng, giảm chi phí lao động khi sản xuất quy mô lớn. Ngoài ra, tận dụng máy móc và sản xuất được số lượng sản phẩm nhiều hơn. Khi gia tăng về quy mô sản xuất, tiếm kiệm chi phí quản lý. Một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ dễ vay tiền khoản tín dụng với lãi suất thấp vì đã có chỗ đứng trên thị trường và uy tín. Hàng hóa sản xuất ra đạt chuẩn, với số lượng lớn nên chi phí quảng cáo trên sản phẩm thấp.

Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể lựa chọn được quy mô sản xuất phù hợp với nhu cầu của công ty. Và hiểu được quy mô sản xuất là gì, phân loại, những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn quy mô sản xuất và lợi ích của sản xuất quy mô lớn.

Administrative Staff Là Gì? Kỹ Năng Cần Thiết Của Administrative Staff

Hiện nay, một số công ty hầu như đều có vị trí Administrative Staff nếu bạn muốn ứng tuyển và làm tốt công việc ở vị trí này. Vậy thì nên tìm hiểu qua bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết Administrative Staff là gì, những nhiệm vụ mà công việc yêu cầu cùng với một số kỹ năng bạn cần phải có để đáp ứng mục tiêu công việc và có cơ hội làm lâu dài, thăng tiến trong công việc.

  1. Khái niệm

Administrative Staff còn được gọi là nhân viên hành chính hay nhân viên văn phòng có vai trò hỗ trợ cho một công ty, với rất nhiều công việc và nhiệm vụ được cấp trên giao cho Administrative Staff, nhất là thuộc các công ty nhỏ, làm công việc hơi liên quan chuyên môn hành chính và một vài việc nhỏ tại văn phòng. Ngoài ra, Administrative Staff còn được giao giải quyết công việc hành chính nhân sự, luôn hỗ trợ tối đa các bộ phận khác của công ty để hoàn thành nhiệm vụ nhất định một cách tốt nhất.

  • Những nhiệm vụ của Administrative Staff tại công ty

Khi ứng tuyển vào vị trí Administrative Staff nhiệm vụ thực tế cần làm là đóng vai trò như người hỗ trợ cho nhiều bộ phận công việc khác nhau cụ thể như sau:

Đảm nhận việc trực điện thoại và nghe trả lời, thực hiện gọi tất cả cuộc gọi theo yêu cầu được giao từ cấp trên cần phải kết nối với tổ chức, nhóm hay cá nhân,…

Trực tiếp tiến hành quá trình đưa ra kế hoạch sắp xếp, bố trí cuộc họp tại công ty, chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản cần thiết trong cuộc họp trước khi diễn ra và cũng làm tương tự đối với các cuộc hẹn của công ty.

Hỗ trợ soạn thảo cho từng bộ phận các biểu mẫu quan trọng, tiến hành lưu giữ và sắp xếp hợp lý các văn bản hành chính, thư từ, biên bản.

Đặt mua các thiết bị văn phòng cần thiết như vật tư, văn phòng phẩm. Đảm nhiệm việc trực tiếp liên hệ với bên sửa chữa khi có sự cố từ các thiết bị văn phòng.

Như vậy qua những nhiệm vụ nêu chi tiết ở trên có thể thấy muốn văn phòng hoạt động tốt thì Administrative Staff là vô cùng cần thiết. Chẳng hạn như không chỉ là người trực điện thoại và quản lý phòng họp mà còn phụ trách cả việc khi thiết bị văn phòng hư hỏng tiến hành liên hệ sửa chữa, nhận luôn việc đóng tiền điện nước, kiểm tra văn phòng phẩm luôn đầy đủ cho công ty.

  • Một số kỹ năng cần thiết của Administrative Staff

Sử dụng thành thạo các chương trình Microsoft Office: Nắm vững và am hiểu, thành thạo các phần mềm trong tin học văn phòng như Word, Excel, PowerPoint, Outlook,… là rất  quan trọng đối với các Administrative Staff trong công việc hàng ngày phục vụ cho soạn thảo các loại văn bản trong quy trình và giao tiếp kinh doanh. Thành thạo từng chương trình theo yêu cầu mức độ khác nhau, giúp hoàn thành việc được giao tốt hơn luôn đảm bảo hình thức trình bày và nội dung chính xác. Đây là kỹ năng cần thiết và là tiêu chí quan trọng đặt ra khi tuyển dụng Administrative Staff.

Kỹ năng giao tiếp: Các Administrative Staff cần phải đảm nhận công tác giao tiếp như giao tiếp với khách hàng, liên hệ với các bộ phận khác, bên sửa chữa,..Vì vậy kỹ năng giao tiếp không thể thiếu giúp bạn trao đổi, ngoại giao tốt nếu không tốt kỹ năng này bạn sẽ không thể làm tốt tại vị trí Administrative Staff và sẽ sớm rời khỏi công ty.

Chủ động, tự ra quyết định trong công việc: Là một Administrative Staff thì rất nhiều trường hợp cần bạn ra quyết định nhanh và chính xác, luôn chủ động trong mọi tình huống, nâng cao tinh thần học hỏi hoàn thiện bản thân. Để hỗ trợ công ty tốt nhất cần khả năng nhận diện vấn đề, đưa ra lựa chọn hợp lý, đúng đắn tránh mang lại sai lầm không mong muốn.

Ngoài một số những kỹ năng quan trọng ở trên thì một Administrative Staff còn cần các kỹ năng khác như khả năng tổ chức và sắp xếp, khả năng giữ bình tĩnh dưới áp lực, chú ý đến chi tiết, thương lượng đàm phán,…

Hy vọng với toàn bộ các thông tin về Administrative Staff được cung cấp ở trên bạn đã hiểu được Administrative Staff là gì, những nhiệm vụ và một số kỹ năng cần thiết của Administrative Staff. Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này thì cần trang bị cho bản thân những kỹ năng cần có ở trên để làm việc tốt hơn nhé!