Thảo mai là gì? Thảo mai tốt hay xấu?

Thảo mai là một khái niệm quen thuộc được sử dụng phổ biến trong tầng lớp các bạn trẻ. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có những bạn không biết thảo mai là gì và dùng với mục đích như thế nào? Vậy thì cùng tham khảo thông tin trong bài viết này nhé!

Thảo mai là gì?

Thảo mai là một khái niệm không có trong từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, từ thảo mai ngày nay được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt là với giới trẻ. Một số người cho rằng thảo mai mang ý nghĩa là không thành thật và được sử dụng như một cách nói giảm nói tránh để chỉ ra tính cách giả tạo của những người phụ nữ.

Cách nhận biết những người có tính thảo mai

Thảo mai thể hiện rõ ở những người con gái nói một đằng làm một nẻo, không trung thực với lời nói của mình và thường xuyên dạy bảo, khuyên răn người khác nhưng chính mình lại không làm như vậy. Về lâu dài, thì chính bạn sẽ đánh mất lòng tin người khác dành cho mình.

Ngoài ra, thảo mai còn ám chỉ chỉ những người phụ nữ có tính hay mách lẻo, chỉ trích, nói xấu sau lưng người khác như bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng trước mặt họ thì luôn tỏ vẻ thân thiện, vui tươi và dành những lời tốt đẹp để khen tặng họ. Đôi khi, bạn dễ dàng nhận ra tính cách thảo mai của người khác thông qua những lời nói không chân thật, giả dối, gượng gạo.

Chưa hết, tính thảo mai còn dùng để diễn tả những cô gái quá điệu đà và õng ẹo trước mặt người khác một cách thái quá mà che đi tính cách thật của mình. Với tính cách này, nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc và ngày càng xa lánh bạn.

Thảo mai và thông minh xã hội khác nhau như thế nào?

Nếu như thảo mai dùng để chỉ những người giả tạo trong các mối quan hệ, giả vờ tốt đẹp trước mặt người khác thì thông minh xã hội được thể hiện ở những người biết cách ứng xử khéo léo trong mọi tình huống.

Chẳng hạn, thường ngày bạn là một cô gái hay nóng giận, cáu gắt. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những người xung quanh như đồng nghiệp bạn bè hay các mối quan hệ khác, bạn có thể thay đổi tích cách và trở thành một người điềm đạm, nhẹ nhàng, khéo léo trong cách ứng xử mang hướng tích cực thì đây không phải là một người thảo mai. Về lâu dài bạn có thể thay đổi hoàn toàn tính cách của mình trở thành một người tốt và biết cách cư xử chuẩn mực với tất cả các mối quan hệ trong xã hội.

Đối với những người có tính cách thảo mai thường bị người khác xa lánh thì những người thông minh xã hội luôn biết cách mở rộng và xây dựng mạng lưới mối quan hệ cho chính mình. Qua đó, bạn sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ từ người khác khi gặp khó khăn.

Những người thảo mai luôn giả tạo tỏ vẻ thân thiện với những người khác, thì người thông minh xã hội luôn tôn trọng và chân thành với những người xung quanh, cho dù họ làm công việc gì hay ở bất kỳ tầng lớp nào trong xã hội.

Thảo mai ảnh hưởng thế nào trong cuộc sống của bạn?

Có thể thấy, thảo mai là một tính cách không tốt và khiến nhiều người cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với bạn. Chính vì thế, bạn đừng nên sống giả tạo mà hãy thể hiện mọi thứ một cách tự nhiên theo đúng với tính cách của mình. Chẳng hạn, nếu bạn là một cô gái có tính tình nhẹ nhàng, thì hãy thể hiện ở mức độ có thể chấp nhận được, đừng nên thể hiện quá mức, vì sẽ đánh mất hình ảnh đẹp của chính bạn trong mắt người khác. Hãy đối xử với người khác bằng sự chân thành và tôn trọng, bạn sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp cho mình!

Với những thông tin chia sẻ trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ thảo mai là gì và sử dụng trong những trường hợp nào. Tất nhiên, mỗi người trong cuộc sống sẽ có nhiều kiểu tính cách khác nhau, tuy nhiên bạn phải biết cách sống như thế nào để được mọi người yêu quý và nhận được sự tin tưởng từ những người xung quanh mình.

Bạn nên xin nghỉ việc nếu có những dấu hiệu dưới đây

“Khi nào nên nghỉ việc?” Là câu hỏi quen thuộc của nhiều người khi công việc đang làm không khiến bạn cảm thấy hài lòng. Mặc dù ai cũng mong muốn được gắn bó lâu dài với công việc của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự gắn bó cũng là điều đúng đắn. Có những trường hợp, xin nghỉ việc sẽ là lựa chọn đúng đắn nhất mà bạn nên dành cho bản thân. Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên suy nghĩ đến việc nộp một lá đơn xin thôi việc cho cấp trên của mình.

Chán nản với công việc hiện tại

Sẽ có nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán nản và không muốn làm việc. Tuy nhiên, nếu tâm lý chán nản diễn ra lâu hơn một tuần có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang phải làm một công việc không như mong muốn. Bạn đã không còn muốn cố gắng vì công việc này mà chỉ muốn thời gian trôi thật nhanh để kết thúc một ngày làm việc. Nếu bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi với công việc hiện tại, hãy mạnh dạn suy nghĩ đến việc xin nghỉ để tìm kiếm một công việc mới giúp bạn tìm lại được niềm đam mê, động lực làm việc của mình.

Công việc không giúp bạn phát triển trong một thời gian nào

“Khi nào nên nghỉ việc?” Câu hỏi này sẽ có được câu trả lời nếu bạn gặp phải trường hợp cố gắng làm một công việc trong thời gian dài nhưng nó không giúp bạn phát triển hơn. Một công việc lý tưởng là công việc có thể giúp bạn học hỏi thêm được nhiều cái mới, đồng thời giúp bạn tìm thấy được những giá trị, năng lực vốn có của mình. Các nhà lãnh đạo đã chỉ ra rằng, bạn nên tìm một công việc mới nếu trong vòng 6 tháng trở lại đây, công việc mà bạn đang theo đuổi không mang đến cho bạn một kiến thức, kinh nghiệm nào.

Tài chính vẫn là mối lo hàng đầu của bạn

Đi làm là cách mà bạn lựa chọn để giải quyết vấn đề tài chính cho bản thân. Thế nhưng, công việc đó lại không giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Mặc dù bạn không phải là người tiêu xài hoang phí thì đồng nghĩa rằng mức lương thưởng không giúp bạn trang trải đủ mức chi phí sinh hoạt của mình. Nếu bạn cảm thấy mình có những đóng góp xứng đáng với một mức lương tốt hơn thì hãy đề cập với cấp trên, ban lãnh đạo của mình. Trong trường hợp đề xuất của bạn không được chấp thuận thì hãy nghĩ đến việc tìm kiếm một công việc tốt hơn nhé.

Bạn bị đẩy ra khỏi công việc của công ty

Có lúc nào bạn cảm thấy mình là người dư thừa trong công việc. Bạn luôn là người cuối cùng biết được những thông tin liên quan đến các dự án, công việc mới của công ty. Bạn chỉ là người được giao xử lý những công việc không liên quan đến chuyên môn hay những công việc văn phòng… Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, có lẽ bạn đã không còn là nhân viên được cấp trên, lãnh đạo tin tưởng. Lúc này, bạn nên tìm kiếm cho mình một hướng đi mới trước khi bị cho nghỉ việc mà không hề được báo trước.

Công việc luôn khiến bạn cảm thấy áy náy, cắn rứt

Có những công việc mà mục tiêu, cách thực hiện đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội hay gây hại đến con người, môi trường xung quanh. Và bạn là một trong những nhân tố của công ty đó. Nếu bạn luôn cảm thấy áy náy, cắn rứt từ khi bắt đầu nhận việc vì những hành động, hướng đi của công ty thì hãy mạnh dạn kết thúc công việc này. Bởi vì ngoài yếu tố cắn rứt lương tâm, luôn khiến bạn cảm thấy tội lỗi, tâm lý cũng vì thế mà chịu áp lực. Lâu dần, khi công việc trở thành thói quen, bạn sẽ khó để nhận ra cũng như thay đổi.

Sức khỏe không còn đáp ứng được với yêu cầu của công việc

Công việc mà bạn đang làm đòi hỏi phải có một sức khỏe tốt. Thế nhưng bạn lại không còn đủ sức để đáp ứng được những yêu cầu đó. Nghỉ việc để tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn sẽ là lựa chọn đúng đắn lúc này. Vì nếu tiếp tục cố gắng, tình hình sức khỏe của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bạn có một người sếp tệ

Chiếm hơn một nửa lý do nghỉ việc có nguyên nhân bắt đầu từ cấp trên của họ. Và nếu bạn cũng nằm trong trường hợp này thì có lẽ nghỉ việc sẽ là chuyện nên làm. Một người sếp với tính tình khó chịu, thường xuyên soi mói nhân viên, ích kỷ, hẹp hòi,… sẽ chỉ khiến bạn luôn luôn cảm thấy áp lực, lo sợ,… Điều này kéo dài không những khiến công việc sa sút mà sức khỏe cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Nghỉ việc có thể là lựa chọn không được khuyến khích. Thế nhưng, với một số trường hợp, đó lại là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Nếu bạn đang gặp phải một trong số những dấu hiệu được kể trên thì có lẽ bạn nên kết thúc công việc hiện tại để tìm kiếm một khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải quyết được câu hỏi “Khi nào nên nghỉ việc?”.

Làm thế nào khi không biết mình thích nghề gì?

Việc xác định bản thân muốn gì, đam mê với nghề gì là điều mà không phải ai cũng biết. Có nhiều bạn là học sinh cuối cấp nhưng vẫn băn khoăn không biết bản thân sẽ theo đuổi ngành nghề nào? Cũng có những bạn đã là sinh viên các trường đại học, nhưng vẫn luôn mông lung về nghề nghiệp mà mình đang học đã thực sự phù hợp hay chưa? Và có nhiều bạn đã ra trường, đi làm nhưng vì không xác định được nghề nghiệp yêu thích nên cũng chỉ làm được “dăm bữa nửa tháng” lại thôi việc vì chán nản.

Vậy phải làm thế nào khi không biết mình thích nghề gì? Đó sẽ là cả một quá trình tìm kiếm và xác định từ bạn. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để có được hướng đi đúng đắn nhất.

Bạn đã biết đến “Cây nghề nghiệp”?

Trên đây là hình ảnh “cây nghề nghiệp” mà bạn nên tìm hiểu, khám phá trước khi đi tìm nghề nghiệp thực sự mà mình yêu thích.

Ở hình ảnh này, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng, đó là một cây tươi tốt và sai quả. Chắc hẳn ai cũng muốn có được điều này. Với “cây nghề nghiệp”, mỗi quả ở đây sẽ tương ứng với những điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn về công việc của mình, đó là lương cao, cơ hội việc làm, được nhiều người tôn trọng, môi trường làm việc tốt và công việc ổn định.

Tuy nhiên, không thể tự nhiên mà bạn có được điều này. Một cái cây tươi tốt phải được nuôi dưỡng từ một bộ rễ khỏe mạnh. Và cây nghề nghiệp cũng vậy, nó phải được phát triển từ bộ rễ là sở thích, khả năng, giá trị nghề nghiệp và cá tính. Bạn phải chăm bón thật tốt bộ rễ này để có được cái cây như ý.

Vậy thay vì hỏi phải làm thế nào khi không biết mình thích nghề gì thì bạn hãy đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây.

  1. Mình có sở thích là gì?

Xác định được sở thích của bản thân sẽ giúp bạn có được năng lượng làm việc tối đa. Khi được làm việc đúng sở thích, bạn có thể làm liên tục cả ngày mà không biết mệt mỏi hay chán nản. Từ đó mà bộc lộ những cá tính riêng của bản thân.

Có 2 cách để bạn có thể tự xác định được sở thích của mình, đó là:

– Cách 1: Hãy dành thời gian để liệt kê hết tất cả các hoạt động, chương trình là bạn đã từng tham gia từ trước đến nay, hoặc ít nhất là từ cấp 3. Sau đó đánh giá xem hoạt động, chương trình nào mà bạn cảm thấy thích thú và muốn được tham gia một lần nữa, cũng như hoạt động nào mà bạn cảm thấy bị gò bó, không thích. Sau đó xác định tại sao mình lại thích cũng như không thích. Vì lý do nào? Con người? Sự vật hay Sự việc? Dựa vào những dữ liệu đó, có thể phần nào giúp bạn xác định được mình thích gì.

– Cách 2: Thực hiện các bài test hiện nay về tính cách, đam mê, sở thích của bản thân. Với cách này mang đến cho bạn kết quả nhanh hơn, nhưng cũng mang tính chủ quan hơn so với cách 1.

  • Mình có thể làm được gì?

Câu hỏi này nhằm nói đến những kỹ năng mà bạn có, cần có để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Sau khi xác định được sở thích của bản thân, bạn hãy tìm hiểu xem với công việc đó, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu những kỹ năng nào và thực hiện đối chiếu với bản thân xem mình đáp ứng được những điều gì. Hãy cố gắng tham khảo càng nhiều yêu cầu khác nhau để xác định được hết những kỹ năng mà bạn có thể làm được.

Kỹ năng một phần là do thiên bẩm nhưng chiếm phần lớn hơn chính là do sự rèn luyện, trau dồi của bản thân. Chính vì thế mà nếu bạn cảm thấy mình yếu ở điểm nào có thể bắt tay ngay từ lúc này để rèn luyện thêm về kỹ năng đó.

  • Giá trị nghề nghiệp của mình là gì?

Xác định được giá trị nghề nghiệp, tức là tìm kiếm mục đích mà bạn đi làm là gì? Có người đi làm vì muốn thoát nghèo, tức có tiền là có tất cả. Nhưng cũng có người đi làm vì gia đình, vì muốn có thể nâng cao mức sống, giúp những người thân yêu có một cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Và cũng có những người đi làm vì mong muốn đóng góp sức lực cho xã hội, cho môi trường,…

Xác định được điểm này sẽ giúp bạn có thêm động lực, niềm vui đi làm mỗi ngày. Và từ đó phấn đấu, cống hiến hết mình cho công việc.

Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn đã phần nào xác định được mục tiêu, hướng đi mà mình muốn đến. Và như thế, chắc chắn câu hỏi không biết mình thích nghề gì đã có được câu trả lời phù hợp. Chúc bạn sớm tìm ra được công việc mà mình yêu thích.

Những bí quyết giúp bạn có được cách giao tiếp tốt nhất

Giao tiếp là chìa khóa quan trọng cả trong công việc lẫn cuộc sống của bạn. Khi bạn có được kỹ năng giao tiếp tốt, thành công là điều dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng đều có khả năng giao tiếp. Mà cần phải trải qua một quá trình rèn luyện và học hỏi. Nếu bạn vẫn chưa tự tin với khả năng giao tiếp của mình, hãy tham khảo những bí quyết dưới đây, chắc hẳn sẽ giúp bạn có được cách giao tiếp tốt nhất.

  • Cố gắng nói với một tông giọng rõ ràng và quyết đoán

Khi nói chuyện với một giọng điệu rụt rè, lí nhí, nó sẽ khiến người khác cảm thấy bạn là một người thiếu tự tin. Và tất nhiên, không ai muốn trao đổi hay làm việc với một người như vậy. Hãy cố gắng luyện tập để có một chất giọng rõ ràng, dứt khoát. Và cố gắng khắc phục những nhược điểm trong giọng nói của mình. Nếu bạn là người nói chậm, hãy tập nói nhanh, dứt khoát hơn. Và ngược lại, nếu là người nói nhanh, hãy tập nói với nhịp điệu vừa phải để người đối diện có thể dễ dàng nghe được.

  • Sử dụng linh hoạt ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng như lời nói của bạn. Cho nên, hãy sử dụng linh hoạt ngôn ngữ cơ thể của mình. Trong quá trình giao lưu, trò chuyện, bạn có thể sử dụng những cử chỉ của đôi tay nhằm làm sinh động hơn cho lời nói. Ngôn ngữ cử chỉ phản chiếu cũng là cách giao tiếp tốt mà bạn nên sử dụng. Việc thực hiện hành động tương tự với hành động của đối phương sẽ giúp kéo gần khoảng cách, tạo nên mối liên hệ thân mật hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng một cách khéo léo và tế nhị, tránh tạo nên cảm giác trêu chọc cho người đối diện.

  • Đừng bỏ qua ánh mắt trong giao tiếp

Sử dụng ánh mắt khi giao tiếp sẽ tạo nên hiệu ứng đặc biệt đấy nhé. Thường xuyên liên lạc bằng ánh mắt cũng là cách kéo gần khoảng cách. Đồng thời, từ ánh mắt bạn có thể biết được đối phương có thực sự thoải mái khi giao tiếp hay đang tức giận, mệt mỏi,…

  • Kéo gần khoảng cách

Một điều bạn cần phải biết chính là khi khoảng cách nói chuyện giữa hai người càng được kéo gần thì sự thân mật sẽ càng được tăng cao. Với khoảng cách ngắn, bạn có thể dễ dàng có được thiện cảm và từ đó nâng cao hiệu quả giao tiếp.

  • Nhớ tên người đối diện

Khi gọi đích danh một người, bạn sẽ nhanh chóng lấy được thiện cảm từ người đó. Cho nên, khi giao tiếp với đối tác, cấp trên hay đồng nghiệp mới, bạn hãy nhanh chóng ghi nhớ tên gọi của họ và nêu tên cụ thể cho những lần giao tiếp tiếp theo nhé.

  • Hỏi lại nếu bạn chưa nắm rõ thông tin

Việc hỏi lại những điều chưa rõ sẽ giúp bạn nắm bắt được câu chuyện được tốt hơn, từ đó có thể tương tác với mọi người được chính xác và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên tập trung vào cuộc nói chuyện, tránh phải hỏi lại quá nhiều sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn không thực sự tập trung vào câu chuyện đang diễn ra.

  • Tránh ậm ừ

Thêm những từ dư thừa như à, ờ,… sẽ khiến câu nói của bạn không mạch lạc và cũng gây cảm giác khó chịu cho người nghe. Bạn có thể suy nghĩ một vài giây trước khi trả lời, tuy nhiên, hãy cố gắng diễn tả câu nói thật mạch lạc và suông sẻ.

  • Không nói vòng vo

Đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề mà mọi người đang trao đổi, đừng nói chuyện vòng vo, đi lạc chủ đề ban đầu. Điều này cho thấy sự hiểu biết, tự tin của bạn, đồng thời không làm mất thời gian của mọi người.

  • Luôn thể hiện sự vui vẻ, nhiệt tình của mình

Một nụ cười tươi cùng cách nói chuyện vui vẻ, nhiệt tình sẽ giúp bạn nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người đấy nhé. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần một nụ cười thân thiện là bạn đã xóa nhòa mọi khoảng cách trước đó. Cho nên, việc nở một nụ cười tươi tắn với mọi người đã là cách giao tiếp tốt nhất.

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những bí quyết để có thể giao tiếp dễ dàng, nhanh chóng với mọi người. Để nâng cao khả năng giao tiếp không phải là điều gì quá khó khăn, chỉ cần bạn cố gắng rèn luyện mỗi ngày thì “không gì là không thể”. Hy vọng bài viết này có ích đối với bạn.

Hướng Dẫn Cách Liên Hệ Xin Việc Làm Hà Nội Lần Đầu Tiên Với Nhà Tuyển Dụng Một Cách Hiệu Quả

Tìm việc làm mới là công việc không đơn giản. Khi bạn liên hệ với nhà tuyển dụng qua email với thông tin sơ sài và không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì CV bạn không được bộ phận tuyển dụng để mắt tới. Không chỉ giao tiếp bằng lời nói, mà giao tiếp bằng văn bản cũng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong quá trình tìm việc, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tại các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội. Họ thường tìm kiếm các ứng viên có phẩm chất và biết ứng xử chuyên nghiệp trong môi trường và kỹ năng chuyên môn phù hợp yêu cầu tuyển dụng. Dưới đây là một vài mẹo giao tiếp giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Gửi mail nhà tuyển dụng. Ảnh istockphoto.com

Lời giao tiếp ban đầu của bạn chính là ấn tượng nổi bật đầu tiên của bạn

Tìm và ứng tuyển một vị trí công việc được cho là phần khó nhất dành cho bất kỳ một đối tượng xin việc nào. Điều này chủ yếu là do chưa có sự chuẩn bị trong giai đoạn đầu và tiếp cận với các nhà tuyển dụng. Vì thế, việc chăm chút cho việc gửi email là rất quan trọng.

Trước hết, cách tốt nhất để tiếp cận quá trình tìm việc làm của bạn đó là loại bỏ nỗi lo ngại của bạn về việc sợ phạm sai lầm. Đừng nghĩ rằng nếu bạn lỡ như tiếp cận sai đường và đánh mất cơ hội việc làm của chính mình thì phải làm sao đây. Bạn phải hiểu rõ rằng việc mà bạn không tiếp cận được với các nhà tuyển dụng mới là điều đáng sợ mà bạn cần phải tránh nhất.

Tiếp đến, hãy làm theo hướng dẫn liệt kê cụ thể các vị trí công việc có thể thích hợp với bạn. Sau đó, gửi một loạt email ứng tuyển các vị trí đó, ngoài ra bạn có thể đặt một số câu hỏi về quy trình đăng ký nếu có thắc mắc. Điều này cho thấy bạn có sự quan tâm nhất định đến vị trí công việc ở doanh nghiệp của họ và tạo điều kiện cho bạn tạo ấn tượng tốt đầu tiên với họ.

Khi gửi email xin việc, bạn nên đính kèm tệp CV, đơn xin việc và thư giới thiệu (nếu có) cho nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý rằng email của bạn cần phải nêu rõ mối quan tâm của bạn trong công việc. Bạn không nên suy nghĩ quá chi tiết, nhưng bạn nên thận trọng với các từ ngữ và cách giao tiếp chuyên nghiệp của bạn, vì chính nó sẽ tiết lộ về tính cách và kỹ năng của bạn.

Thật khó để chuyển tải giọng nói bằng văn bản, nhưng nó sẽ giúp bạn cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp ở bạn. Để chắc chắn hơn, bạn có thể đọc to văn bản mà mình vừa soạn để xem thử có tự nhiên hay chưa.Tránh bất kỳ từ hoặc cụm từ nào khiến người khác có thể hiểu sai về bạn.

Tôn trọng thời gian của chính mình

Chờ đợi kết quả phản hồi của một công việc thường sẽ gây cho bạn cảm giác căng thẳng. Điều quan trọng là không nên suy nghĩ quá mức và tưởng tượng ra nhiều lý do tại sao bạn chưa nhận được trả lời từ phía nhà tuyển dụng. Hãy bình tĩnh và tiếp tục ứng tuyển vị trí công việc khác cho đến khi bạn yên tâm. Đừng lãng phí thời gian của bạn bằng cách chờ đợi những phản hồi mà không bao giờ có thể đến.

Cách Hủy Một Cuộc Phỏng Vấn Việc Làm Hà Nội Đúng Cách

Đôi khi những tình huống không may xảy ra mà chúng ta không thể kiểm soát được. Bạn đã từng gặp trường hợp muốn hủy buổi phỏng vấn xin việc làm Hà Nội và có lý do hợp lệ để hủy nó, nhưng bạn lại không muốn mất cơ hội hoặc tạo ấn tượng ban đầu xấu cho nhà tuyển dụng chưa?

Trong cuộc sống đôi lúc chúng ta cũng có những thứ bất chợt xảy ra ngoài vùng kiểm soát. Và với kinh nghiệm phỏng vấn của tôi, nhà tuyển dụng sẽ thường xem xét cho một ứng viên một cơ hội thứ hai sau khi hủy bỏ một cuộc phỏng vấn tìm việc làm, nếu họ là biết cách hủy bỏ một cách chuyên nghiệp, và chủ động đề nghị một thời gian khác để phỏng vấn. Nếu một ứng viên chủ động đề xuất một thời gian khác, nó sẽ biểu hiện sự quan tâm và mong muốn vị trí việc làm này. Lý do có thể chấp nhận khi bỏ lỡ một cuộc phỏng vấn thường là bệnh tật, trường hợp khẩn cấp gia đình hoặc công việc đột xuất.

Hủy cuộc phỏng vấn xin việc đúng cách. Ảnh uexternado.edu.co

Hủy một cuộc phỏng vấn vì một trường hợp bệnh tật hoặc trường hợp khẩn cấp gia đình.

Nhiều người tìm việc thường nghĩ rằng hầu hết các nhà tuyển dụng đều không làm khó với một ứng viên nào đó hủy bỏ một cuộc phỏng vấn vì trường hợp bệnh tật hoặc trường hợp khẩn cấp gia đình. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói ý tưởng này đôi khi bị lạm dụng bởi các ứng viên.

Hủy cuộc phỏng vấn vì công việc đột xuất bất khả kháng

Đây cũng là một lý do hợp lệ cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn lên lịch hẹn phỏng vấn trước, hãy cố gắng hết sức ưu tiên để tham gia cuộc phỏng vấn đó.

Cách hủy cuộc phỏng vấn một cách chuyên nghiệp

Nếu bạn có lý do chính đáng cho việc đã bỏ lỡ một cuộc phỏng vấn, nhưng vẫn muốn được xem xét cho vị trí này, cách tiếp cận chuyên nghiệp nhất là gửi email cho nhà tuyển dụng việc làm Hà Nội đã liên hệ với bạn và sau đó chờ email hồi âm hoặc cuộc gọi từ họ.

Email của bạn cần phải bao gồm các thông tin cụ thể như sau:

Tên đầy đủ và thời gian phỏng vấn theo đúng lịch trình đã đặt từ trước
Lý do ngắn gọn, không mô tả chi tiết
Lời xin lỗi vì sự bất tiện này
Thể hiện sự quan tâm của bạn

Hãy chủ động và đề xuất một thời gian mới để tham dự buổi phỏng vấn

Cung cấp số điện thoại của bạn để liên lạc: Đây là một lợi ích cho bạn nếu bạn muốn lên lịch phỏng vấn lại và đây cũng là một hành động thể hiện thái độ lịch sự của bạn.
Nếu một ứng cử viên tích cực, chủ động với vị trí việc làm mà họ ứng tuyển thì nhà tuyển dụng sẽ châm chước để bạn được phỏng vấn lần hai. Qua đây, chúng ta cũng đã tìm hiểu được cách thức hủy bỏ buổi phỏng vấn xin việc mà nhiều người lo lắng, do sợ giảm khả năng trúng tuyển của họ. Bạn học cách ứng xử đúng quy trình và thực hiện nó một cách trọn vẹn để có một vị trí công việc tương lai tốt cho bản thân mình.

Những Điều Nên Làm Và Nên Tránh trên Mạng Trực Tuyến Trong Quá Trình Tìm Việc Làm Hà Nội

Mạng có thể là một trong những cách tốt nhất để tìm việc, nhưng nó ngày càng đòi hỏi ứng viên phải có sự sáng tạo và đổi mới. Nhờ sự ra đời của internet và các mạng xã hội đã được xem là một cầu nối quan trọng giữa ứng viên và công ty tuyển dụng.
Và bạn hãy cứ tự tin mình là người am hiểu lợi ích và tác hại của mạng trực tuyến, bạn sẽ sớm tạo tìm được cơ hội việc làm cho bản thân. Để giúp bạn bắt đầu tìm việc một cách thuận lợi, sau đây là một vài trong số những điều nên làm và không nên làm khi nói đến việc sử dụng mạng trực tuyến để ‘săn việc’:

Tìm việc thông qua mạng xã hội. Ảnh easyworknet.com

Bạn nên làm những điều sau đây:

1. Điều chỉnh cách thức giao tiếp của bạn

Mỗi ứng viên tìm việc làm cần phải biết cách điều chỉnh cách thức giao tiếp của mình khi sử dụng mạng trực tuyến để tiếp cận nhà tuyển dụng. Hãy thận trọng trong việc giao tiếp của bạn và đảm bảo bạn đang truyền đạt đúng thông tin của mình một cách ngắn gọn và dễ hiểu.

2. Làm nhiều như bạn nhận được

Mạng trực tuyến được xem như là một con đường hai chiều. Khi bạn thử liên hệ với một nhà tuyển dụng nào đó và họ đáp lại thư ứng tuyển của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ cảm ơn ngay khi nhận được thông tin từ họ qua mạng trực tuyến.

3. Thực hiện nghiên cứu sơ lược

Đây là một trong những mẹo quan trọng nhất: Nghiên cứu loại ngành và nghề nghiệp mà bạn muốn làm việc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm kiếm thông tin của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Sau đó, liên hệ với những người hiện có mối liên hệ với các tổ chức đó. Bước quan trọng này thường bị lãng quên, nhưng nó vẫn mang tính bắt buộc trong thời đại phát triển công nghệ thông tin hiện nay. Bạn có tất cả thông tin bạn có thể muốn ngay trong tầm tay, vì vậy hãy tận dụng tối đa nó!

Bạn không nên làm những điều sau đây:

1. Đừng vội vàng

Không phải ai cũng truy cập mạng trực tuyến mọi lúc mọi nơi, vì vậy hãy cho nhà tuyển dụng của bạn một khoảng thời gian nhất định để trả lời liên hệ của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên đọc lại các văn bản mà bạn đã soạn thảo để đảm bảo ngữ pháp và chính tả chính xác trước khi gửi chúng cho nhà tuyển dụng – điều đó sẽ làm cho bạn trông chuyên nghiệp nhiều hơn.

2. Không từ bỏ

Đây có lẽ là một trong những lời khuyên khó có thể thực hiện nhất, nhưng nó cũng vô cùng quan trọng. Đừng nản chí nếu bạn vẫn chưa nhận được bất kỳ thư mời phỏng vấn nào, vì việc xây dựng các mối quan hệ cần có thời gian, do đó, hãy tiếp tục ứng tuyển việc làm. Nếu bạn cảm thấy chán nản, hãy thử tìm một người cố vấn có thể giúp bạn tìm ra cách điều chỉnh chiến lược ứng tuyển thông qua mạng trực tuyến của mình — họ sẽ có thể giúp bạn lấy lại mục tiêu bản thân và có hướng đi đúng đắn hơn.

3. Đừng quá căng thẳng

Mạng xã hội là công cụ hữu ích để xây dựng lòng tin với những người mới và nâng tầm thương hiệu cá nhân, nhưng cũng dễ gây “nghiện”, tạo ảo tưởng bản thân. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc lạm dụng điện thoại thông minh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động, đó không phải là điều mà nhiều nhà tuyển dụng tiềm năng đánh giá cao. Đặt giới hạn cho bản thân và tránh xa các thiết bị khi cảm thấy có quá nhiều thứ đang diễn ra trên mạng, bạn sẽ thấy những lợi ích rõ rệt trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của mình.

Làm Thế Nào Để Tạo Cơ Hội Việc Làm Hà Nội Lý Tưởng Ban Đầu?

Trong một vài ngày gần đây, bạn cảm thấy chán nản đối với quá trình tìm việc làm của mình và tự hỏi mình rằng “Tại sao không ai trả lời hồ sơ của bạn? Tại sao bạn không tìm được cơ hội việc làm Hà Nội mà mình muốn?”

Bạn đã thực hiện đúng mọi thứ? Bạn đang tích cực ứng tuyển, bạn có một bản lý lịch tuyệt vời, bạn đã đi học và bạn đã làm việc chăm chỉ để lấy bằng, nhưng tại sao có vẻ như bạn vẫn đang trong tình trạng thiếu cơ hội việc làm Hà Nội?

Kết nối mối quan hệ cá nhân và mạng xã hội để tìm việc. Ảnh hotfridaytalks.com

Một phần của vấn đề là cạnh tranh. Vậy làm thế nào để bạn vượt qua điều này?

Ngày nay, để tìm thấy một công việc được quảng bá trên trang web việc làm hoặc trang web của công ty là điều không hề khó. Khi bạn không có nhiều kinh nghiệm nhưng lại bỏ quá nhiều thời gian vào các vị trí việc làm có các ứng viên sở hữu nhiều năm kinh nghiệm hơn, thì tất nhiên sẽ rất khó để trở nên nổi bật trong quá trình tìm việc làm của mình.

Vậy bằng cách nào bạn có thể tạo cơ hội của riêng mình một cách hoàn hảo nhất? Hệ thống các trang web việc làm hiện nay rất tuyệt vời. Chúng cung cấp cho người tìm việc làm nhiều vị trí công việc đa dạng khác nhau. Đồng thời, bạn có thể dễ dàng tìm ra cho bản thân những cơ hội tốt trên thị trường việc làm Hà Nội.

Tạo ra các cơ hội của riêng bạn có nghĩa là bạn có thể tìm được một công việc phù hợp mà không cần cạnh tranh dựa trên kỹ năng và năng lực thực tế của bản thân. Thay vào đó, bạn thực sự có thể tạo thêm một số cơ hội “quý giá” khác của riêng mình bằng cách liên hệ với những người có mối quan hệ xã hội với bạn để tìm những vị trí việc làm mà chúng ta không thể tiếp cận được thông qua mạng xã hội.

Khoảng 85% cơ hội việc làm được đảm bảo rằng sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng lao động thông qua mạng lưới thông tin. Điều này đang xảy ra mỗi ngày, và những người không tham gia vào hệ thống mạng to lớn này sẽ bị bỏ lại phía sau.

Chìa khóa để có thể tiếp cận đúng người, với đúng thông điệp, đúng cách về nhu cầu cá nhân trong công việc:

  1. Mô tả cách bạn tìm thấy công việc đó.
  2. Đăng ký ứng tuyển qua mail cho nhà tuyển dụng.
  3. Nói điều gì đó tốt đẹp và cụ thể về doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển.
  4. Nêu rõ thông tin cá nhân và tình trạng việc làm hiện tại của bạn.
  5. Yêu cầu những gì bạn muốn từ họ (một cuộc trò chuyện hoặc cuộc gọi điện thoại).
  6. Đính kèm hồ sơ của bạn.

Đi từ cơ hội ban đầu → phỏng vấn → cung cấp việc làm

Và ngay bây giờ, khi bạn đã bảo đảm một số cơ hội ban đầu với người quản lý tuyển dụng tiềm năng (hoặc người có thể kết nối bạn đến với người quản lý tuyển dụng), bước tiếp theo là tham dự buổi phỏng vấn – nơi mà bạn có thể gây ấn tượng với họ, đặt câu hỏi phù hợp có liên quan đến vị trí việc làm và nắm bắt lấy cơ hội.

4 Lời Khuyên Cho Việc Sống Sót Trong Một Cuộc Phỏng Vấn Việc Làm Hà Nội

Nếu một người phỏng vấn muốn tìm hiểu về thông minh cảm xúc (EQ) của bạn, anh/ cô ấy có thể hỏi bạn một loạt các câu hỏi về những gì đã từng xảy ra trong quá khứ của bạn – được gọi là các câu hỏi hành vi. Ngoài ra, anh/ cô ấy còn có thể dành một phần thời gian đáng kể của cuộc phỏng vấn chỉ để hỏi bạn về chủ đề tương tự như thế. Cho dù bạn có thích hay không thì điều này cũng dần trở nên phổ biến hơn trong quá trình tìm việc làm Hà Nội ngày nay. Để giúp bạn chuẩn bị và xử lý các loại phỏng vấn như thế này, dưới đây là năm mẹo hữu ích dành cho bạn khi tìm việc làm Hà Nội:

Kinh nghiệm phỏng vấn việc làm. Ảnh independent.co.uk

  1. Chống tiêu cực với thái độ tích cực

Kiểm soát hành vi của bạn khi bắt đầu buổi phỏng vấn tìm việc làm với nhà tuyển dụng của mình dù bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra. Chẳng hạn như họ có thể lạnh lùng, mất tập trung, hoặc thường khó chịu trong buổi phỏng vấn. Và khi đó, bạn sẽ có cảm giác rằng người phỏng vấn đang trải qua một ngày tồi tệ. Khi được chào đón với sự tiêu cực như thế, hãy đặc biệt chú ý đến từng hành động của bản thân. Hãy chắc chắn không để lộ sự không hài lòng của mình đối với họ, mà thay vào đó là một thái độ tích cực và cởi mở. Đây là một chiến thuật hiệu quả để làm dịu đi cơn khó chịu của nhà tuyển dụng. Và tất nhiên, không một ai trong chúng ta mong muốn gặp phải tình huống này trong một cuộc phỏng vấn.

  1. Đừng ngại đặt câu hỏi

Bạn có thể được hỏi những câu hỏi khác nhau nếu cần thêm thông tin. Nếu bạn không hiểu rõ câu trả lời, hãy yêu cầu làm rõ nó. Bạn có thể kiểm tra để chắc chắn rằng bạn hiểu thông tin mà họ truyền tải cho bạn, vì bạn xứng đáng nhận được thông tin phù hợp để thực hiện hiệu quả công việc của mình.

  1. Tập trung trả lời câu hỏi

Người phỏng vấn có thể làm bạn phân tâm hoặc cố đánh lạc hướng bạn bằng cách gõ bàn hoặc gõ cây bút thật to, hoặc thậm chí yêu cầu bạn lặp lại nhiều lần. Vâng, điều này nghe giống như một cơn ác mộng! Tuy nhiên, hãy cố hết sức để tập trung và giải quyết triệt để các vấn đề đã được đề ra. Hơn nữa, hãy nhớ rằng, bạn có thể yêu cầu người phỏng vấn lặp lại câu hỏi nếu như bạn bị gián đoạn bởi một điều gì đó trong buổi phỏng vấn.

  1. Nhập vai

Khi phỏng vấn, bạn có thể được hỏi về cách bạn xử lý một tình huống khó khăn với nhân viên, khách hàng hoặc nhà cung cấp. Hãy nhớ rằng đây là một vai trong một bộ phim, vì vậy hãy hòa nhịp cùng nó để đem đến cái kết có hậu cho bản thân.

Chìa khóa trong những hình thức buổi phỏng vấn này là để xem xét và đánh giá cách làm việc và phong thái chuyên nghiệp của bạn trong một buổi họp.  Vì nhà tuyển dụng luôn quan niệm rằng điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi bạn có mong muốn thăng tiến trong sự nghiệp của chính mình.

Cách Bảo Vệ Thông Tin Cá Nhân Của Bạn Trong Quá Trình Tìm Việc Làm Hà Nội

Kiếm việc là quá trình dài đầy gian nan đòi hỏi phải có trình tự thực hiện một cách rõ ràng, nhằm tăng cơ hội tìm việc làm. Và tất nhiên, mỗi ứng viên thường phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, cũng như năng lực và kỹ năng của họ cho phía doanh nghiệp mà họ ứng tuyển. Dưới đây là một số mẹo, nhằm giúp ứng viên tìm việc có thể bảo vệ được thông tin cá nhân của mình trong quá trình tìm kiếm công việc trong mơ.

Bảo mật thông tin cá nhân khi bạn tìm việc.

1. Chỉ cung cấp thông tin cá nhân cần thiết

Hồ sơ lý lịch của bạn sẽ phải có một số thông tin cá nhân nhất định của bạn để cho phép các nhà tuyển dụng tiềm năng liên hệ trực tiếp với bạn. Thông tin mà bạn cần phải cung cấp cho nhà tuyển dụng bao gồm:

Họ và tên ứng viên
Địa chỉ email
Số điện thoại liện hệ
Địa chỉ nơi ở
Thông tin về công việc trước đó (nếu có)

Trên hồ sơ chuẩn của bạn, có rất nhiều điều khác mà bạn không nên đưa vào. Vì đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, hãy tránh các thông tin cụ thể có thể tạo điều kiện cho những kẻ lợi dụng hoặc đánh cắp danh tính của bạn để làm những việc phi pháp. Trước khi ứng tuyển hồ sơ, bạn cần phải tìm hiểu rõ thông tin về doanh nghiệp mà bạn quan tâm, nhằm xác nhận tình trạng của doanh nghiệp đó.

Nếu người liên hệ phỏng vấn với bạn yêu cầu bạn chia sẻ các thông tin khiến bạn cảm thấy không thoải mái và có thể ảnh hưởng đến bạn, thì tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp để chia sẻ mối quan ngại của bạn. Và tất nhiên, họ sẽ lý giải cho bạn về thông tin đó. Nếu cảm thấy công việc đó phù hợp với bạn, thì bạn có thể chấp nhận lời mời phỏng vấn ngay sau đó.

2. Theo dõi hồ sơ của bạn

Điều quan trọng là phải theo dõi những doanh nghiệp mà bạn đã gửi hồ sơ của bạn để có thể đảm bảo rằng thông tin cá nhân của mình không bị rò rĩ. Hãy lập một danh sách tất cả các tổ chức doanh nghiệp đang có hồ sơ của bạn để thuận tiện cho việc thực hiện quá trình này.

3. Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân

Có rất nhiều người trên mạng trực tuyến đang cố gắng thu thập thông tin cá nhân của người khác để trục lợi cho bản thân. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các trang web tìm việc làm và các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay. Khi bạn liên hệ với nhà tuyển dụng nào đó, đừng vội vàng gửi toàn bộ thông tin cá nhân cho họ, đồng thời tùy chọn riêng tư cho các thông tin trực tuyến của mình. Ngày sinh và địa chỉ nhà của bạn sẽ rất hữu ích cho phần lớn những kẻ cắp danh tính, vì vậy hãy hết sức thận trọng. Nếu bạn bắt buộc phải điền thông tin ngày sinh và địa chỉ nhà của mình trực tuyến, thì hãy nhấp chọn quyền ẩn thông tin để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.